Archive for the ‘Cướp Giật’ Category

Giet ong chu- Trong thời gian được thuê làm ở đây, thiếu niên 15 tuổi này quan sát thấy ông chủ ở một mình và nhiều tiền nên nảy sinh ý đồ đen tối nên đã xin ngủ nhờ rồi giết ông chủ.

Ngày 28/2, TAND TP.HCM mở phiên tòa xét xử, tuyên phạt Lê Hải Lộc (ngụ Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) mức án 12 năm tù về hai tội “giet ong chu” và “cướp tài sản”.

Tháng 3/2010, Lộc từ TP.Cần Thơ lên TP.HCM ở cùng với người anh bà con tại nhà trọ thuộc xã Tân An Hội, H.Củ Chi, TP.HCM, rồi được người quen giới thiệu đến làm phục vụ bàn cho anh Mai Văn Đệ vào ngày thứ bảy và chủ nhật hằng tuần (anh Đệ chuyên thầu nấu tiệc – PV).

Trong thời gian làm việc tại đây, Lộc quan sát thấy anh Đệ sống một mình và có nhiều tài sản nên nảy sinh ý định giet ong chu cướp của.

Để thực hiện kế hoạch giet ong chu của mình, khoảng trưa 4/4/2011, Lộc đến chợ Củ Chi mua một con dao rồi mang về phòng cất giấu. Đến khoảng 21 giờ cùng ngày, Lộc giấu dao vào trong ống quần Jean rồi đi bộ đến nhà anh Đệ nói dối đã trả phòng trọ, xin ngủ nhờ ở nhà anh Đệ một đêm. Đến khoảng 22 giờ cùng ngày, khi anh Đệ ngủ say, Lộc ngồi dậy lấy dao ra tay sát hại nạn nhân.

Sau đó, Lộc lục soát tìm tài sản và phát hiện phía sau tủ tivi trong phòng ngủ của anh Đệ có ba xấp tiền mệnh giá 100.000, 200.000, 500.000 đồng, một điện thoại di động và một cái ví đựng giấy tờ tùy thân.

Lộc tiếp tục đi ra sau nhà bếp mở cốp trước của xe Honda SH để bỏ xấp tiền 200.000 và 500.000 đồng vào; xấp tiền 100.000 đồng và các vật còn lại Lộc bỏ vào túi quần Jean của mình; sau đó dẫn chiếc xe SH từ nhà sau lên phòng khách và tìm chìa khóa định mở cửa lấy xe tẩu thoát nhưng không mở được.

Lúc này, phát hiện có người đang đi về theo hướng nhà anh Đệ nên Lộc đi ra sau bếp rồi tháo chạy về nhà trọ của mình để tắm, thay quần áo rồi dùng xe gắn máy chạy về Q.Ninh Kiều. Tại đây, Lộc kể lại toàn bộ sự việc cho anh ruột mình là Lê Thái Bình. Anh Bình động viên và dẫn Lộc ra tự thú.

HĐXX đã tuyên phạt Lộc 12 năm tù – mức hình phạt cao nhất mà Tòa áp dụng đối với bị cáo Lộc theo quy định của pháp luật hiện hành. Khi phạm tội, Lộc mới 15 tuổi.

Gần đây việc cướp của giết người khiến mọi người vô cùng lo sợ. Trong ví của kẻ chuyên cướp của giết người lại luôn có sẵn gói thuốc chuột để phòng khi bị bắt là hắn uống tự tử.

Lệnh truy nã đặc biệt tên Đỗ Văn Khiêm được phát đi, một tổ công tác thuộc Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm Công an TP Hà Nội lập tức lên đường.

Cầm đầu một băng cướp gồm 3 tên, quen nhau từ hồi cùng cải tạo ở Trại giam Thanh Lâm (Thanh Hóa), Đỗ Văn Khiêm, SN 1978, trú tại xã Cao Viên, huyện Thanh Oai, Hà Nội, tự xưng là “tướng cướp miền Trung” và chỉ trong một thời gian ngắn, hắn đã cùng đồng bọn gây ra hơn chục vụ cướp tài sản.

Riêng hắn đã gây ra vụ cuop cua giet nguoi làm giết chết một người lái xe ôm để cướp xe máy trên cánh đồng thôn Lại Dụ, xã An Thượng, huyện Hoài Đức, Hà Nội vào ngày 4/12/2008.

Lệnh truy nã đặc biệt tên Đỗ Văn Khiêm được phát đi, một tổ công tác thuộc Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm Công an TP Hà Nội lập tức lên đường. Trung tá Đỗ Xuân Kỷ, người trực tiếp bắt giữ tên Khiêm mà không phải tốn một viên đạn nào đã kể lại hành trình theo dấu chân tên tướng cướp miền Trung này.

Ngựa quen đường cũ

Đỗ Văn Khiêm kẻ từng cuop cua giet nguoi đã có vợ con ở quê nhà, nhưng hắn không chí thú làm ăn mà lại lao vào con đường phạm tội hòng có tiền ăn chơi trác táng. Tháng 10/2005, Khiêm đã bị xử phạt 40 tháng tù về tội cướp tài sản và phải đi cải tạo lao động ở Trại giam Thanh Lâm (Thanh Hóa).

Năm 2008, được ra trại, Khiêm không về quê sống với vợ con mà lang thang nay đây mai đó và tiếp tục đi theo con đường tội lỗi. Trung tá Đỗ Xuân Kỷ kể lại: “Khi tiếp cận hồ sơ về tên Đỗ Văn Khiêm, chúng tôi đã phải tốn rất nhiều công sức để dựng lại các mối quan hệ của tên này.

Điều đáng chú ý là đối tượng Khiêm rất manh động, dã man. Nếu nạn nhân chỉ cần tỏ thái độ kháng cự, lập tức hắn sẵn sàng dùng dao đâm ngay.

Tuy nhiên, khi về địa phương nơi hắn sinh sống tìm hiểu thì được biết, hắn không có mặt ở địa phương, từ sau khi ra trại, hắn bỏ nhà đi biệt dạng. Phải lần theo dấu vết của hắn bắt đầu từ con số không, quả là một vấn đề không đơn giản”.

Sau khi ra trại, Khiêm không một phút tu tỉnh mà nghĩ ngay đến việc mua dao để làm phương tiện gây án cướp xe ôm. Khoảng 12h ngày 4/12/2008, Khiêm mang theo dao nhọn đến bến xe buýt cạnh chợ Phùng Khoang, xã Trung Văn, huyện Từ Liêm, Hà Nội.

Hắn ngó nghiêng thấy chiếc xe máy của anh xe ôm Nguyễn Phú Việt (SN 1955), trú tại Đại Xuyên, Phú Xuyên, Hà Nội còn khá mới nên đã giả vờ là khách thuê anh Việt chở theo hướng quốc lộ 6A, qua Yên Nghĩa, Hà Đông, rồi đi tiếp theo hướng đê.

Khi đi đến khu vực nghĩa trang cánh đồng thôn Lại Dụ, xã An Thượng, huyện Hoài Đức, thấy đồng không mông quạnh không một bóng người qua lại, Khiêm bảo anh Việt dừng xe. Hắn rút dao gí sát vào người anh Việt bắt phải đưa chìa khóa xe máy.

Anh Việt giằng co chống lại, đã bị Khiêm dùng dao đâm nhiều nhát khiến anh Việt tử vong tại chỗ. Tên Khiêm lục soát người anh Việt, lấy đi đăng ký xe máy và nhảy lên xe của anh Việt phóng mất dạng. Con dao gây án, hắn vứt lại hiện trường.

Tại địa bàn Hà Nội, Đỗ Văn Khiêm đã một mình gây ra 5 vụ cướp, chủ yếu nhằm vào các nạn nhân là tài xế xe ôm, trong đó có một vụ giết cướp như đã kể trên.

Lật lại các mối quan hệ của Khiêm, Trung tá Kỷ được biết, ngày còn ở Trại giam Thanh Lâm, hắn chơi khá thân thiết với Nguyễn Hữu Thành (SN 1984) và Nguyễn Trọng Nam (SN 1984), đều trú tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.

Khi các anh tìm về quê hai đối tượng này thì cũng thấy chúng không có mặt ở địa phương. Sau này, khai tại cơ quan điều tra, Khiêm cho biết, những xe máy cướp được, hắn mang về Nam Định, nhờ hai bạn tù là Thành và Nam tiêu thụ hộ hoặc đặt xe để lấy tiền tiêu xài.

Ban đầu, Nam và Thành không biết đó là xe tang vật nên vô tư giúp đỡ Khiêm, nhưng khi đã được Khiêm nói thật đó là xe cướp được, hai tên này không những không can ngăn mà còn tự nguyện tham gia vào băng nhóm của Khiêm và nhất trí tôn hắn làm đại ca.

Từ khi có thêm hai đệ tử, trước mỗi vụ cướp, bao giờ Khiêm cũng lên kế hoạch chi tiết, phân công từng đứa vào nhiệm vụ cụ thể.

Thằng trong vai khách thuê xe ôm, thằng phục kích sẵn ở nơi chúng sẽ điều con mồi đến, thằng có nhiệm vụ liên lạc bằng điện thoại để thông báo hành trình di chuyển của nạn nhân. Gây án xong, chúng thường vứt dao tại hiện trường hoặc vứt trên đường chạy trốn.

Đỗ Văn Khiêm khai nhận, từ tháng 9/2008 đến tháng 2/2009, Khiêm đã cùng Thành, Nam gây ra 12 vụ án giết người, cướp tài sản tại địa bàn các địa phương như: Hà Nội 5 vụ (trong đó có 1 vụ giết người, cướp tài sản); Nghệ An 4 vụ cướp tài sản; Thanh Hóa 1 vụ cướp tài sản; Ninh Bình 1 vụ cướp tài sản; Nam Định 1 vụ cướp tài sản…

Trong số các vụ án trên, Khiêm thực hiện một mình 4 vụ, cùng Thành thực hiện 1 vụ, cùng Thành và Nam thực hiện 7 vụ. Toàn bộ tài sản chúng cướp được trị giá gần 120 triệu đồng.

Tên tướng cướp thường mang theo thuốc chuột

“Đỗ Văn Khiêm là một tên tội phạm đặc biệt nguy hiểm. Hắn đã xác định trong đầu là với tội lỗi của mình, kiểu gì cũng bị tử hình nên hắn càng điên cuồng ra tay không chút ăn năn, hối hận. Khi trốn chạy từ miền Bắc vào miền Trung, hắn đã đi cùng với tên Thành và tên Nam, quê Nam Định, là bạn tù quen nhau từ hồi ở trại Thanh Lâm.

Có thêm hai tên này, Khiêm như hổ mọc thêm cánh, các vụ cướp xe ôm chúng gây ra khiến dư luận vô cùng hoang mang, bức xúc.

Cánh lái xe ôm trong một thời gian dài không dám đón khách muộn, dù vậy, các vụ cướp vẫn liên tiếp xảy ra mà tác giả vẫn là Đỗ Văn Khiêm.

Nhận nhiệm vụ truy bắt tên cướp này, tôi cùng anh em trong tổ công tác đã lên đường vào Nghệ An, vì có nguồn tin cho biết, bọn này đã dạt vào miền Trung và tên Khiêm tự xưng là “tướng cướp miền Trung” để hoạt động phạm tội” – Trung tá Kỷ nói.

Với mỗi chuyên án truy bắt đối tượng có lệnh truy nã đặc biệt như Đỗ Văn Khiêm, các anh đều phải nghiên cứu hồ sơ hết sức kỹ lưỡng, nói một cách khác là dựng vụ án lại từ đầu để tìm manh mối, không thể bỏ qua một thông tin nào dù là nhỏ nhất.

Tại Nghệ An, các anh lại nhận thông tin, có một vụ cướp xảy ra tại huyện Hưng Nguyên mà nhiều khả năng, Đỗ Văn Khiêm cùng đồng bọn của hắn đã gây ra, bởi các thủ đoạn đều tương tự giống nhau (sau này, khi bị bắt giữ, Khiêm đã thừa nhận là tác giả vụ cướp này).

Luôn tỏ ra là một tên cáo già, chúng liên tục thay đổi địa bàn, mỗi khi gây án xong, chúng lại chuyển sang địa bàn khác và làm mất dấu hoàn toàn. Sau khi gây án ở Hưng Nguyên, Khiêm và đồng bọn trốn sang Hà Tĩnh.

Lại chắp nhặt các manh mối, đặc biệt là lần theo hướng di chuyển của hai cô bồ của tên Khiêm và Thành, Trung tá Kỷ và đồng đội của anh lần tìm nơi cả 4 tên này thuê trọ.

Xác minh từ 8h sáng 11/2/2009 đến 4 giờ chiều 12/2/2009 thì Trung tá Kỷ và đồng đội của anh đã tìm ra nơi chúng thuê trọ và ập vào bắt giữ, khiến chúng không kịp trở tay, lực lượng truy bắt cũng không tốn một viên đạn nào.

“Trước đó, chúng tôi nắm được nguồn tin, Đỗ Văn Khiêm biết rằng nếu bị bắt sẽ lĩnh án tử hình nên hắn thường mang theo thuốc diệt chuột trong ví. Hắn thề sẽ tự sát chứ nhất định không chịu bị Công an bắt.

Có nghĩa là hắn quyết tâm tử thủ để trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật. Nhưng chúng tôi đã nhanh hơn hắn tưởng, hắn không kịp mở ví ra để trút gói thuốc độc vào mồm thì đôi tay hắn đã bị còng chặt” – Trung tá Kỷ hào hứng kể lại.

Khám nhanh tại nhà trọ, các anh đã thu được 2 con dao mà Khiêm và đồng bọn đã sử dụng để gây ra vụ cướp ở Hưng Nguyên và Nghi Lộc. Tên Khiêm tái mặt vì cay cú bởi lực lượng Công an ra đòn quá bất ngờ.

Các anh đã thu giữ trong ví của hắn tới 4 gói thuốc diệt chuột. Cả hai cô bồ của Khiêm và Thành đều không biết chúng đã có vợ con ở quê nhà nên đều ăn ở với chúng như vợ chồng và đã có thai.

“Cả hai cô bồ của Khiêm và Thành đã khóc nức nở khi biết sự thật về những kẻ mà các cô tự nguyện gửi gắm cuộc đời mình là những tên cướp chuyên nghiệp. Thậm chí, quá khứ từng ở tù của chúng, các cô cũng không hề hay biết vì bị chúng giấu nhẹm.

Cuop cua giet nguoi

Đối tượng Khiêm  kẻ cuop cua giet nguoi khi bị bắt và cùng đồng bọn tại Tòa

Cô H – bồ của Khiêm nói rằng, cô không biết Khiêm đã có vợ con ở quê bởi hắn nói dối là chưa có vợ và còn thề non hẹn biển sẽ cưới cô làm vợ. Điều cô này đau đớn nhất, ân hận nhất là cô đã trót ăn nằm và có thai với hắn.” – Trung tá Kỷ nói.

Trên đường dẫn giải Khiêm về Hà Nội quy án, ngồi trên xe ô tô, Khiêm tỏ ra là một tên tội phạm nguy hiểm, lạnh lùng. Hắn trả lời nhát gừng và khi Trung tá Kỷ hỏi hắn, giấu thuốc chuột trong ví làm gì?, Khiêm đã đáp luôn: “Để tự sát”.

Thái độ của hắn thường gặp ở những kẻ đã xác định trước cho mình một bản án tử. Nhưng trước khi bị đưa vào Trại tạm giam số 1 Hà Nội, lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất, Đỗ Văn Khiêm xin các anh Công an chuyển lời tạ tội tới gia đình, vợ con hắn. Có lẽ, đó là giây phút sám hối thực sự của tên cướp này.

Ngày 10/3/2011, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đã đưa vụ án Đỗ Văn Khiêm và đồng bọn ra xét xử, tuyên phạt Đỗ Văn Khiêm mức án tử hình, Nguyễn Hữu Thành 14 năm tù, Nguyễn Trọng Nam 12 năm tù.

Nu tuong cuop- Sau những lầm lỡ trải qua, giờ đây cô thiếu nữ tuổi teen từng là một nữ tướng cướp có những giây phút tĩnh lặng để ngẫm về những gì đã qua.

 

Một cán bộ quản giáo Trại giam Hoàng Tiến (Hải Dương) kể với PV như một phát hiện mới: “Con bé Ánh (tức phạm nhân Nguyễn Thị Nguyệt Ánh) đẹp lắm. Cái đẹp của đôi mắt và nét buồn trên mặt Ánh dễ làm cho người đối diện động lòng. Vậy nên, lúc nào Ánh cũng cố gắng gồng mình trước người khác, trước hoàn cảnh bằng việc mặt cứ câng câng lên, nhằm tạo cho người ta cảm giác khó chịu. Song, Ánh có một quá khứ đáng để quan tâm và một tâm hồn nhạy cảm, yếu đuối. Hiện Ánh đang cải tạo tốt”. Và, một cuộc gặp cảm động đã diễn ra theo kiểu “chuyện ba người”…

Tuổi thơ ngắn ngủi…

Người dân ở thị xã miền núi nhỏ bé Sông Công, tỉnh Thái Nguyên chẳng ai không biết mẹ con Nguyễn Thị Nguyệt Ánh, bởi hoàn cảnh quá éo le. Mẹ Ánh là một người đàn bà đẹp nhưng không chồng mà có con. Người đàn ông ấy đã lặng lẽ ra đi, không lời từ biệt sau khi đưa mẹ Ánh vào nhà hộ sinh. Mẹ Ánh phải bươn trải bằng công việc buôn bán để nuôi con và chống chọi với cuộc sống đầy những thị phi bủa vây hai mẹ con. Hai mẹ con chưa bao giờ phản ứng gay gắt với ai, dù họ có lời khó nghe, có ánh mắt săm soi.

Hai mẹ con cứ sống với nhau như thế cho đến một ngày, mẹ tìm được bến đỗ bên một người đàn ông khác. Ánh không phản đối mà quý dượng, khi họ về chung sống một nhà. Người cha dượng này cũng rất quý mến Ánh. Ánh kể: “Dượng quý em lắm, chưa bao giờ quát mắng em điều gì. Từ ngày có dượng, nhà cửa vui hẳn lên. Mẹ con có chút vất vả hơn nhưng bù lại có niềm vui mới. Dượng còn đổi họ, tên cho em thành Phạm Thùy Linh theo họ của dượng. Em thấy cuộc sống gia đình ấm áp, yên vui vô cùng. Đó là quãng thời gian mà em nhớ mãi, khắc ghi trong lòng nhiều hình ảnh của dượng, của mẹ”.

“Vì sao gia đình đang đầm ấm, em lại đi Quảng Ninh sống với bác?” – Tôi hỏi. Ánh trả lời: “Mẹ và dượng không có lỗi gì trong chuyện em đi Cẩm Phả, Quảng Ninh ở với bác. Mẹ sinh em bé. Mẹ, dượng và cả em nữa rất vui. Em biết, thế là mẹ lại chồng thêm sự vất vả. Mà vốn dĩ, cuộc đời mẹ em đã quá vất vả rồi. Có lẽ vì em quá nhạy cảm nên em cứ có cảm giác mình là người thừa. Học hết lớp 8, hè năm đó em đòi mẹ về Cẩm Phả, Quảng Ninh thăm bác và ở đó luôn, không về. Em nói với mẹ rằng: Con lớn rồi, con đi làm, kiếm tiền giúp mẹ. Mẹ em buôn bán nhỏ ở quê, cuộc sống gia đình chưa bao giờ sung túc nên em quyết phải giúp mẹ. Mẹ muốn em về tiếp tục đi học, bác cũng thế nhưng em đã quyết, mẹ, bác và dượng cũng không thể thay đổi được ý định của em.

Song đó lại là một quyết định sai lầm. Em ân hận vì làm mẹ buồn nhiều trong khi ngày vui với mẹ thì quá ít… Em được bác xin cho làm nhân viên phục vụ ở nhà hàng ăn uống, nơi bác thân quen. Lương của em là 1,5 triệu đồng/tháng, được ăn 3 bữa và làm theo ca nên không vất vả quá. Em có gửi tiền về giúp mẹ được vài tháng. Từ khi đi Cẩm Phả, em chưa về thăm dượng, mẹ và em nhỏ lần nào thì đã nghe tin, dượng mất vì ung thư dạ dày. Em thấy khó tả ở trong lòng. Em thương dượng và thương mẹ vô cùng. Người ta bảo, “hồng nhan đa truân”, với mẹ, thật đúng”.

Hết giờ làm việc ở nhà hàng, Ánh vùi đầu vào quán “nét”. Tại đây, Ánh quen Bùi Xuân Tám, tức Tâm “lắc”, SN 1990. Ánh nói rất thản nhiên: “Thấy hợp nhau, thế là yêu. Lúc yêu anh Tám, em mới 14 tuổi…”

Băng nhóm “Mùa lá rụng”…

Nghe tên “Mùa lá rụng”, tôi nhớ đến bài thơ của nhà thơ Olga Berggoltz – nhà thơ nổi tiếng người Nga và tiểu thuyết “Mùa lá rụng” của nhà văn Ma Văn Kháng, được chuyển thể thành phim truyền hình khá hay ở Việt Nam. Khác với những gì tôi nghĩ, Ánh giải thích trần trụi cái tên “Mùa lá rụng”, đơn giản chỉ là 7 đứa hợp lại thành băng nhóm đi buôn ma túy. Mà buôn ma túy thì thế nào cũng bị bắt – tức rụng, thế thôi. Có nghĩa là khi lập băng, Ánh và Tâm “lắc” cùng 5 thành viên khác trong băng thừa biết có kết cục là vào trại giam, bị tù tội nhưng vẫn vi phạm.

Tâm “lắc” ở phường Cẩm Sơn, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, có nghề lái taxi. Ngoài thời gian đi lái taxi thì quán “nét”, nhà nghỉ, vũ trường là nhà của Tâm “lắc”. Thực chất, lái taxi chỉ là bình phong, còn “nghề” chính của Tâm “lắc” là buôn thuốc lắc (tức ma túy tổng hợp). Biết Tâm và Ánh yêu nhau, cha mẹ Tâm và bác của Ánh ra sức ngăn cản. Người lớn của hai bên gia đình đều không muốn cho Ánh – Tâm “lắc” hợp thành đôi, vì tương lai quá mờ mịt. Bác đã khuyên bảo Ánh nhiều không được, gọi mẹ Ánh từ Thái Nguyên ra Quảng Ninh gặp gỡ, phân tích, tỉ tê… Ánh và Tâm “lắc” bỏ ngoài tai mọi lời khuyên của hai bên gia đình và lao vào nhau như con thiêu thân bằng cách công khai về ở với nhau như vợ chồng. Băng “Mùa lá rụng” bắt đầu ra đời từ đây. Tâm “lắc” là trưởng băng, còn lại là Ánh và 5 thành viên nam khác.

Từ ngày nu tuong cuop yêu Tâm “lắc”, Ánh cũng nghiện thuốc lắc cùng với người tình. Tâm bỏ nghề lái taxi để “chuyên tâm” sang buôn bán thuốc lắc. Cuộc sống của vợ chồng hờ này rất sung túc: Ở nhà nghỉ, đi ăn cơm tiệm, mặc quần áo hàng hiệu, tối đi vũ trường… Vũ trường nào ở Quảng Ninh, Ánh cũng là khách VIP. Ánh và Tâm “lắc” đến vũ trường nhảy và để bán thuốc lắc. Chán ở Quảng Ninh, cặp vợ chồng hờ về các vũ trường ở Hà Nội, Bắc Ninh hội ngộ với dân chơi. Để tận hưởng cuộc sống sung túc mà trước đây khi ở với mẹ, Ánh mơ cũng không được, Tâm “lắc” đã đưa “vợ” đi du lịch Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt, TP.HCM… Tất nhiên, đến điểm du lịch nào, Tâm “lắc” cũng đưa “vợ” vào vũ trường để tận hưởng cái không khí điên cuồng của nhạc để… thoát thuốc lắc ngấm trong người.

Nu tuong cuop- Và sự hối hận trong trại giam

Cặp vợ chồng hờ bị bắt trong nhà nghỉ cùng nhiều thuốc lắc, ma túy dạng đá. Tâm “lắc” khai là mua của một đối tượng ở Hải Phòng nhưng không biết địa chỉ ở đâu. Họ cũng chỉ giao hàng trên xe taxi, ở những địa điểm khác nhau, giao tiền, nhận “hàng” rồi “chia tay”. Tâm “lắc” nói rằng, cũng có lần đối tượng này đến Dũng “tình” – ông trùm ma túy ở Hải Phòng và Lưu “phở” – người “đầu tiên” sản xuất thuốc lắc ở Việt Nam.

Ánh trải lòng: “Em thương mẹ vô cùng. Em đang cố gắng cải tạo tốt để về nhà chăm sóc mẹ. Lần này em sẽ không bỏ mẹ đi nữa đâu. Em ân hận lắm rồi. Sau những lần mẹ lên thăm em là những đêm không ngủ được. Em khóc và nghĩ về những lời khuyên của mẹ, của bác khi khuyên em không nên yêu đương sớm. Bây giờ thì em thấm thía lắm rồi. Tôi hỏi: “Thế còn người yêu? Có trách cứ, giận hờn gì không?” – Ánh thành thật: “Với người khác, em không biết nhưng với em và các anh em trong nhóm, anh ấy rất tốt. Chúng em yêu nhau thật lòng. Em không oán trách gì anh ấy cả. Hôm xét xử, đứng cạnh nhau ở vành móng ngựa, anh ấy thì thầm: “Đừng đợi anh, hãy lấy người đàn ông tốt, có cuộc sống tốt. Anh sẽ hạnh phúc vì em làm được điều đó”. Em nói rằng: “Em chờ anh. Em được ra trại trước, em sẽ thăm nuôi và đợi anh về. Chúng em cùng khóc…”

Trong quá trình chuyện trò, Ánh không một lần nhắc đến cha. Thấy tôi băn khoản, Ánh nói: “Trong đầu em không có một chút thông tin gì về cha cả. Em cũng không hỏi mẹ về cha bao giờ. Em không muốn mẹ buồn. Nếu cha yêu mẹ và em thì đã không bỏ mẹ con em đi như thế. Cha mẹ có quyền chọn con chứ con có chọn được cha mẹ đâu. Em không oán giận gì ai cả. Mẹ và cha đều có những lý lẽ của riêng mình.”

Cũng theo lời Ánh thì trong băng cũng có 7 người, 5 người bị bắt, 2 người vẫn đang ở ngoài. Hai người này vẫn thay nhau đi thăm trại giam. Tôi thấy bất ổn về chi tết này, hỏi Ánh: “Liệu, khi ra trại, có tái hợp lại băng không? Sao em nói về hai người này với thái độ biết ơn và thán phục thế?” Ánh im lặng hồi lâu, phân trần: “Em nói vậy là để khẳng định cái tình của bọn em với nhau thôi. Bị đi tù lần này em nhớ đời rồi, em chẳng dám làm gì để mất tự do lần nữa đâu. Họ giúp em, em sẽ trả ơn…”. Với lời tâm sự của Ánh, tôi không biết, con đường hoàn lương của em- nu tuong cuop liệu có phẳng lặng? Tôi mong, em tìm được hướng đi đúng cho sự làm lại của mình từ những bài học làm người, cái giá phải trả sau song sắt và từ tình yêu với người mẹ nặng nỗi truân chuyên của Ánh…

Cuop taxi- Đang bị truy nã về tội cướp tài sản, nhưng trong thời gian bỏ trốn, 2 trong 4 đối tượng của nhóm Nhâm Văn Tuấn vẫn gây ra nhiều vụ cướp taxi ở nhiều tỉnh, thành với thủ đoạn tinh vi, gieo rắc nỗi kinh hoàng cho nhiều lái xe.

Vụ án cuop taxi xảy ra tại địa bàn huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình được triệt phá là phát súng mở màn làm rõ hàng loạt các vụ cướp taxi xảy ra ở nhiều tỉnh khác mà Cơ quan Cảnh sát điều tra – Bộ Công an đã chỉ đạo.

cuop taxi
Ảnh minh họa

Nhóm cuop taxi có cách gây án đặc biệt

Trong buổi làm việc gần đây nhất với Công an tỉnh Hòa Bình, chúng tôi đã có dịp được nghe các trinh sát kể về những vụ trọng án mà họ đã tham gia phá. Nhắc đến các vụ án điểm, các trinh sát dày dạn kinh nghiệm, đã từng “nằm gai nếm mật” truy bắt tội phạm cũng không thể quên chuyên án phá đường dây cướp taxi liên tỉnh do Nhâm Văn Tuấn (SN 1985, trú tại Thanh Thuỷ, Vị Xuyên, Hà Giang) và đồng bọn gây ra năm 2009. Mặc dù đang bị truy nã về tội cướp tài sản, nhưng trong thời gian bỏ trốn, gã cùng với bạn gây ra nhiều vụ cướp taxi ở các tỉnh, thành gây rúng động dư luận.

Trưởng Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội, CA tỉnh Hòa Bình – Nguyễn Thành cho biết: Năm 2009, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình liên tiếp xảy ra các vụ cướp xe taxi với những thủ đoạn hết sức tinh vi, manh động. Bọn tội phạm thường thuê lái xe taxi chở đến các khu vực vắng vẻ, ít người qua lại, sau đó sử dụng các công cụ, phương tiện được chuẩn bị từ trước để gây án.

Tại thời điểm đó, ở một số tỉnh như Hà Nam, Hoà Bình, Thanh Hóa, Phú Thọ, Yên Bái… cũng xảy ra những vụ cướp taxi với thủ đoạn gây án tương tự. Hàng loạt vụ cướp taxi “bí hiểm” này, đã khiến Cơ quan cảnh sát điều tra (Bộ Công an)  quan tâm và chỉ đạo công an địa phương phải khẩn trương điều tra, làm rõ.

Theo lời kể của trinh sát Bùi Việt Hùng, vụ án cướp xe taxi xảy ra tại địa bàn xã Dân Hoà, huyện Kỳ Sơn cuối tháng 12/2009  được xem là phát súng mở màn để từ đó tiến hành làm rõ hàng loạt các vụ cướp taxi xảy ra ở nhiều tỉnh khác.

Sự việc xảy ra khoảng 23h50 ngày 19/12/2009, anh Nguyễn Văn Hoà (lái xe taxi thuộc Công ty TNHH Mê Tan có trụ sở tại số 16B, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình, TP Hà Nội) bị 4 đối tượng nam giới không rõ danh tính thuê xe ôtô từ Hà Nội đến khu vực xã Dân Hòa, huyện Kỳ Sơn, Hòa Bình. Lợi dụng đêm tối, vắng vẻ, ít người qua lại, bọn chúng đã dùng dao tấn công làm anh Hòa bị thương. Sau đó, bọn chúng đã dùng dây dù trói chân, trói tay  tài xế, lấy khăn bịt mắt, dùng băng dính miệng và để anh Hòa nằm ở ghế sau của xe ô tô. Chúng đưa anh Hòa đến địa phận huyện Đình Bảng, tỉnh Bắc Ninh thì đẩy anh xuống đường để lấy đi chiếc xe ôtô BKS 9608, nhãn hiệu Innova.

Câu hỏi đặt ra với các trinh sát hình sự, là tại sao các đối tượng trên lại “bắt” nạn nhân nằm trên xe đi một cung đường hàng trăm cây số rồi vứt nạn nhân xuống ven đường? Nguyên nhân lý giải đây chính là “đòn hiểm” khiến cơ quan điều tra mất phương hướng khi tiếp cận thông tin ban đầu, để tiến hành các biện pháp nghiệp vụ. Và quả nhiên, điều đó gây quá nhiều bất lợi cho các trinh sát lúc ban đầu phá án.

Ngay sau khi tiếp nhận đơn trình báo của anh Nguyễn Văn Hòa (SN 1968, ở phố Tạ Hiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Ban giám đốc Công an tỉnh Hòa Bình đã xác định, đây là vụ án cướp tài sản đặc biệt nghiêm trọng và tính chất phức tạp. Đồng thời, chỉ đạo thành lập Ban chuyên án do giao phòng PC45 là lực lượng chủ công.

Khi bị hại cũng có nhân thân xấu

Trinh sát Bùi Việt Hùng kể lại, ngay khi tiếp cận nguồn thông tin ban đầu, Ban chuyên án phải kỳ công trong việc xác minh lý lịch của bị hại. Qua lời khai của bị hại, Ban chuyên án đã phải tung các mũi trinh sát toả đi nhiều hướng để đánh giá lời khai của bị hại có khớp với hiện trường, nơi bị hại được thả xuống ở Bắc Ninh, các mối quan hệ của bị hại. Khó khăn ban đầu là do bị hại có nhân thân xấu, đã có tiền án, hay cờ bạc… nên việc xác định nhân thân của bị hại rất phức tạp. Khi tổ trinh sát về hãng taxi xác minh nhân thân, đại diện của hãng thừa nhận đối tượng bị hại này rất hay cờ bạc… Do đó, tính chất của vụ việc ngày càng trở nên phức tạp hơn. Sau khi xác minh nguồn tin ban đầu từ nạn nhân, Ban chuyên án đồng thời tập trung vào những nguồn tin các tỉnh bạn đã cung cấp.

Đối tượng Nhâm Văn Tuấn kẻ cuop taxi

Thời gian trước đó, trên địa bàn Thanh Hóa, Nam Định, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hà Nội liên tiếp xảy ra các vụ cướp taxi, các đối tượng dùng thủ đoạn giống với các vụ cướp xảy ra trên địa bàn Hoà Bình. PC45 của các tỉnh bạn cũng đang tiến hành điều tra ráo riết. “Cùng một phương thức, thủ đoạn gây án, Ban chuyên án Công an tỉnh Hoà Bình nhận định, các đối tượng gây án ở Hoà Bình cũng chính là đối tượng gây án ở các tỉnh khác” – trinh sát Hùng nói.

Tiến hành rà soát, sàng lọc số đối tượng nghi vấn trên địa bàn tỉnh, tập trung vào khu vực huyện Kỳ Sơn và các địa bàn lân cận, các trinh sát nắm được nguồn tin đáng chú ý. Một người đàn ông quê ở tỉnh Hà Giang, hiện đang làm thuê ở huyện Lương Sơn trong thời gian đi bộ đội có quen biết với hai người cùng đơn vị. Là chỗ quen biết nên bọn chúng thường lên Hòa Bình chơi, do vậy, hai người này nắm rất rõ địa bàn tỉnh, nhất là dọc quốc lộ 6A.

Manh mối đầu tiên

Tiếp tục xác minh thời điểm bọn chúng gây án, các trinh sát phối hợp với Trạm thu phí ở Chương Mỹ (Hà Nội) xác định số phương tiện lưu thông trong khoảng thời gian từ tối 19/12 đến rạng sáng 20/12 phát hiện xe Innova (BKS Hà Nội) chạy theo hướng Hà Nội – Hòa Bình. Lần theo hướng di chuyển của chiếc xe, người dân ở khu vực huyện Lương Sơn cho biết: Đêm 19/12, khoảng 4 người đi xe ôtô Innova (không rõ biển số) dừng ăn tối ở khu vực thị trấn Lương Sơn. Sau khi ăn tối xong, nhóm người này tiếp tục di chuyển theo hướng Hòa Bình.

Ban chuyên án quyết định mở rộng phạm vi điều tra vụ án về nhóm đối tượng phạm tội. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với Công an tỉnh bạn tiến hành xác minh, sàng lọc số đối tượng có nghi vấn trên địa bàn. Đây có thể coi manh mối đầu tiên để tiến hành cả chiến dịch truy quét băng cướp taxi này.

Tiếp đó, xác định cần mở rộng phạm vi đấu tranh khai thác, các nguồn thông tin từ tỉnh bạn đã được khai thác tối đa. Thông tin từ Công an tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, trên địa bàn nổi lên 3 đối tượng có những đặc điểm nhân dạng giống với thông tin do bị hại cung cấp. Đáng chú ý, trong số này có 2 đối tượng đang bị Cơ quan điều tra hình sự Quân khu II – Bộ Quốc phòng truy nã về tội trốn khỏi nơi giam giữ, đối tượng còn lại đang được Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc cho hoãn thi hành về tội trộm cắp tài sản. Các trinh sát đã phối hợp với cơ quan điều tra hình sự Quân khu II xác định tung tích đối tượng. Nhờ sự hỗ trợ của đơn vị bạn, các trinh sát có đủ cơ sở khẳng định, nhóm đối tượng trên chính là thủ phạm của vụ án.

“Xác định nhóm đối tượng trên chính là hung thủ, nhưng trinh sát không có một đầu mối thông tin nào cho biết hiện chúng ở đâu. Sau này khi vụ án được triệt phá, chúng tôi mới thấy rằng, băng cướp này quá tinh vi, bởi chúng thường xuyên di chuyển liên tỉnh hòng qua mắt cơ quan công an. Mỗi địa phương chúng đi qua là có một vụ cướp taxi xảy ra, khiến cơ quan công an phải đau đầu tìm lời giải” – trinh sát Hùng cho biết.

Trom ket sat cua chong- Do kinh doanh làm ăn thua lỗ, lại sa vào lô đề nên bà Thanh đã nghĩ cách lợi dụng chồng đi vắng, gọi học trò đến nhà mình và nhà em chồng sống bên cạnh khuân trộm két sắt.

Theo trình báo của ông Hoàng Công Thành (SN 1967, ngụ đường Tam Châu, phường Tam Phú, quận Thủ Đức, TP.HCM) tại công an phường Tam Phú, quận Thủ Đức vào tối ngày 21/2: Kẻ gian đã đột nhập tư gia lấy đi 1 két sắt bên trong có chứa lượng lớn tài sản của gia đình trị giá hơn 400 triệu đồng, cùng nhiều dây chuyển vàng.

Một lúc sau, anh trai ông Thành là Hoàng Hiếu Nam (SN 1966, ngụ đường Tam Châu, phường Tam Phú, quận Thủ Đức) cũng đến trình báo gia đình cũng bị trộm cuỗm đi 1 két sắt bên trong có chứa hơn 200 triệu đồng tiền mặt cùng nhiều giấy tờ quan trọng của gia đình.

Trom ket sat cua chong
Đối tượng Thanh kẻ trom ket sat cua chong tại cơ quan công an

Lực lượng công an đã xuống hiện trường điều nghiên vụ án. Qua điều tra, nhận định bước đầu, các cán bộ điều tra nghi ngờ thủ phạm có thể là người nhà của các nạn nhân.

Cán bộ điều tra phát hiện thời điểm ngày 21/2 khi xảy ra 2 vụ trộm, chỉ có duy nhất bà Nguyễn Thị Kim Thanh (SN 1968, là vợ của nạn nhân Nam) ở nhà.

Từ những nghi ngờ này, cơ quan công an đã mời bà này về làm việc. Sau nhiều giờ vòng vo, cuối cùng bà Thanh thừa nhận mình chính là chủ mưu trong 2 vụ trộm nói trên.

Trom ket sat cua chong
Tang vật của vụ án trom ket sat cua chong

Bà này khai nhận, do thời gian gần đây làm ăn thua lỗ, lại sa vào lô đề và hùn hạp vốn với bên ngoài làm ăn thua lỗ nên bị mắc nợ nhiều người.

Do đó, lợi dụng chồng và anh trai ruột đi vắng, đã gọi hai học trò đang học nghề cắt tóc của mình là: Mai Chí Dũng (SN 1991) và Nguyễn Thanh Phong (SN 1992, cùng ngụ phường Linh Tây, quận Thủ Đức, TP.HCM) đến khiêng két sắt. Sau đó, số tài sản này được chở thẳng đến nhà em trai của Thanh, là Nguyễn Đình Trường (SN 1972, ngụ phường Dĩ An, TX.Dĩ An, tỉnh Bình Dương) cất giấu.

Cơ quan công an đã tiến hành khám xét nhà của Nguyễn Đình Trường và thu hồi 2 két sắt cùng nguyên vẹn tài sản chứa bên trong.

Vụ án trom ket sat cua chong đang được cơ quan CSĐT công an điều tra làm rõ

Giet chau cuop vang- Nhìn cháu gái đeo nhiều vòng vàng, gã dượng rể bất nhân nảy sinh ý định kiếm tiền cho những lần “phê” thuốc. Để đạt được mục đích, hắn ra tay sát hại cô bé 12 tuổi rồi giả vờ cùng người thân đi tìm cháu.

Với hành vi trên, ngày 22/2, bị cáo Chương Cao Khoan (tự Sanh, 31 tuổi, Bình Dương) đã bị Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM bác đơn kháng cáo, tuyên y án tử hình về hai tội “giết người” và “cướp tài sản”.

Giet chau cuop vang
Gã dượng rể “máu lạnh” giet chau cuop vang trong giờ nghị án

Theo nội dung vụ án giet chau cuop vang, Chương Cao Khoan và chị Nguyễn Thị Thanh Trang chung sống với nhau như vợ chồng và có một con chung.  Ngày 20/8/2011, do phải đi đám cưới cùng chị dâu ở nên chị S. giao cho Khoan ở nhà trông con và cháu ruột của mình là bé Nguyễn Thị Như Quỳnh (12 tuổi). Do thấy cháu Quỳnh có đeo nhiều vòng vàng, Khoan nảy sinh ý định sát hại cô bé để cướp tài sản.

Thực hiện kế hoạch, Khoan để con lại cho người khác trông rồi rủ Quỳnh lên xe chở đi hái nhãn ở một trang trại gần nhà, Quỳnh đồng ý. Trên đường đi, đến đoạn đường vắng có nhiều bụi rậm, gã dượng rể dừng xe bảo cô bé đi vào đường tắt sau đó ra tay sát hại.  Theo kết quả giám định pháp y tử thi, cháu Quỳnh bị đâm tổng cộng trên 10 nhát vào cổ, lưng gây đa vết thương, đứt tĩnh mạch cổ, rách phổi, chảy mất máu không hồi phục.

Sau khi gây án, Khoan bình thản cướp bộ vòng vàng, bông tai trị giá gần 10 triệu đồng rồi về nhà thay quần áo để xóa dấu vết. Toàn bộ tài sản cướp được, Khoan đem bán được hơn 4 triệu đồng. Nhận được tin báo cháu Quỳnh mất tích, Khoan vờ không biết rồi cùng người thân đi tìm. Tuy nhiên, vụ án nhanh chóng được làm rõ.

Tại phiên tòa, Chương Cao Khoan cúi đầu khai nhận hành vi phạm tội. Bị cáo khai do bị cáo tái nghiện, không có tiền mua thuốc nên thực hiện hành vi giet chau cuop vang để lấy tiền mua ma túy. Trước hành vi phạm tội của bị cáo, TAND tỉnh Bình Dương đã tuyên phạt Khoan mức án tử hình về tội “giết người”, 6 năm tù về tội “cướp tài sản”, tổng hợp hình phạt chung là án tử hình.

Cuop tiem vang- Đại tá Hồ Sỹ Tiến – quyền Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự (C45) – cho rằng các vụ cướp tiệm vàng trong thời gian qua đã và đang gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự xã hội.

Nhiều rủi ro về an ninh

”Cơ quan chức năng cần nghiên cứu để đưa hoạt động này vào diện kinh doanh có điều kiện, tức là nếu anh không đảm bảo được an ninh thì không được phép kinh doanh” – Đại tá Hồ Sỹ Tiến, quyền Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự

“Kinh doanh vàng bạc bây giờ đang tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, không chỉ mất mát lớn về tài sản mà còn là tính mạng. Do đó, tôi cho rằng tới đây, cơ quan chức năng cần phải nghiên cứu để đưa hoạt động này vào diện kinh doanh có điều kiện, tức là nếu anh không đảm bảo được an ninh thì không được phép kinh doanh”, ông Tiến nói.

Theo ông Tiến, trước đây C45 đã có văn bản chỉ đạo cảnh sát hình sự phối hợp với cảnh sát thực hiện một số biện pháp tăng cường an ninh trật tự đối với hoạt động kinh doanh vàng bạc trên toàn quốc như cảnh báo các phương thức, thủ đoạn trộm cướp, đề nghị các chủ tiệm vàng lắp đặt thiết bị an ninh, bảo vệ.

Tuy nhiên, việc thực hiện nhiều nơi vẫn rất hạn chế: “Đối với vụ cuop tiem vang tại Thường Tín, Hà Nội mới đây, nếu như chủ tiệm thuê thêm một bảo vệ như công an từng khuyến cáo thì chắc vụ cướp đã không xảy ra”, ông Tiến nhận định.

Theo đại tá Tiến, sắp tới C45 sẽ có văn bản chỉ đạo lực lượng cảnh sát hình sự tại các địa phương kiểm tra, rà soát về tình hình bảo đảm an ninh tại điểm kinh doanh vàng bạc, đá quý toàn quốc.

Trung tướng Tô Thường – Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội – cũng cho biết việc đưa hoạt động kinh doanh vàng bạc vào diện kinh doanh đã từng được đặt ra, sau đó nhiều bộ, ngành đã phản đối bởi về nguyên tắc, “tài sản của người ta thì mình không được cấm hay hạn chế”.

Ngay sau khi Công an TP.Hà Nội bắt được hung thủ gây ra vụ giết người, cuop tiem vang ở huyện Thường Tín, ngày 19/2, Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ đã có điện gửi Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm (Tổng cục VI); Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội (Tổng cục VII), Vụ trưởng Vụ Pháp chế (V19) và giám đốc công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tăng cường công tác đảm bảo an ninh trong hoạt động kinh doanh vàng bạc đá quý; giao Tổng cục VII chủ trì phối hợp với Tổng cục VI, V19 và công an các đơn vị, địa phương nghiên cứu, tham mưu cho Bộ đề xuất Chính phủ sửa đổi quy định, đưa hoạt động kinh doanh vàng, bạc, kim loại quý, đá quý vào diện kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự với các tiêu chí, tiêu chuẩn an toàn cụ thể.

Cuop tiem vang

Nhiều chủ tiệm vàng mong được trang bị các công cụ hỗ trợ mạnh hơn cho lực lượng bảo vệ  tránh xảy ra cuop tiem vang

Đưa vào “kinh doanh có điều kiện”

Chiều 20/2, trao đổi với chúng tôi, thượng tá Trần Văn Ngọc, Phó trưởng phòng CSĐT tội phạm về TTXH (PC45), Công an TP.HCM (người trực tiếp theo dõi mảng trộm, cướp) cho biết: Cách đây vài năm, trên địa bàn thành phố đã xảy ra một số vụ cướp tiệm vàng táo tợn, nhưng 2 năm trở lại đây không có vụ nào.

Có được kết quả như trên là một phần nhờ công tác tuyên truyền tốt của cơ quan công an đến từng hộ kinh doanh cá thể, tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh vàng, tài chính, thu đổi ngoại tệ…; tuyên tuyền phương thức thủ đoạn, cách thức đề phòng cảnh giác bọn tội phạm xâm hại tài sản. Công an phường có nhiệm vụ đến từng hộ kinh doanh yêu cầu chủ tiệm lắp đặt camera (có độ phân giải cao), chuông báo động, kính chịu lực, thuê lực lượng bảo vệ, ghi số điện thoại 113, công an phường tại cửa hàng…

Mặt khác, PC45 có công văn gửi lực lượng cảnh sát hình sự đặc nhiệm quận, huyện tăng cường tuần tra kiểm soát tại khu vực có nhiều cửa hàng kinh doanh vàng, tài chính.

Thượng tá Ngọc cũng đề cao việc lắp đặt chuông báo động kết nối với nhau của nhiều cửa hàng kinh doanh vàng tại chợ Thiếc (Q.11): khi một cửa hàng kinh doanh vàng tại chợ bị kẻ cướp bất ngờ tấn công; người của cửa hàng gặp nạn chỉ cần nhấn nút thì tất cả hệ thống chuông báo động của nhiều cửa hàng tại đây đều vang lên rất lớn.

“Chúng tôi đang kiến nghị cơ quan chủ quản một số chợ khác cần nên áp dụng kinh nghiệm của chợ Thiếc”, ông Ngọc nói. Về việc kết nối chuông báo động với công an phường, thượng tá Ngọc cho rằng: “Ý kiến rất hay. PC45 sẽ nghiên cứu tham mưu cho Ban giám đốc Công an thành phố xem xét”.

Thượng tá Ngọc nói rằng ở nhiều nước, họ quy hoạch từng khu riêng biệt như: mua sắm thời trang, tài chính, nữ trang… Cho nên chủ trương đưa các tiệm vàng vào một khu vực kinh doanh thì sẽ thuận lợi hơn cho công tác bảo vệ, phòng chống tội phạm. Nhưng chủ trương này cần phải có thời gian mới thực hiện được. Việc có thể làm được ngay là đưa ngành kinh doanh vàng bạc đá quý vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện (được cấp giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự – PV).

Cụ thể, cửa hàng nào muốn hoạt động phải đảm bảo một số điều kiện bắt buộc như: lắp đặt camera, kính chịu lực, lực lượng bảo vệ, chuông báo động…

Mỹ tăng cường an ninh tại tiệm vàngGiá vàng ngày một tăng cao là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng cướp bóc tiệm vàng, trang sức ở Mỹ. Báo The Los Angeles Times dẫn lời giới hữu trách đề nghị các tiệm vàng tăng cường công tác an ninh để tránh lọt vào tầm ngắm của bọn cướp. Chuyên gia khuyến cáo nên lưu tâm đến thiết kế cửa hàng bán nữ trang quý giá, như quầy trưng bày cách xa cửa chính và cửa thoát hiểm.

Không nên đặt quầy thu tiền quay ngược lại cửa ra vào để nhân viên có thể phát hiện sớm những kẻ khả nghi. Tất nhiên không thể thiếu kính chống đạn ở quầy hàng và trước mặt nhân viên. Các chủ cửa hàng cũng nên đặt máy dò kim loại ngay lối vào, trang bị thêm máy báo động và hệ thống máy quay giám sát liên tục.

Bên cạnh đó, nên thuê bảo vệ chuyên nghiệp cho cửa hàng nữ trang. Một biện pháp phòng ngừa không nên bỏ qua là luôn khóa kín tủ bày hàng ngay lập tức sau khi lấy hàng cho khách xem.


 

Nên trang bị súng cao su, dùi cui điệnÔng Lê Xuân Tùng – Tổng giám đốc Công ty vàng bạc đá quý Phú Quý (Trần Nhân Tông, Hà Nội): “Chúng tôi đã nhiều lần đề nghị cơ quan công an cho phép lực lượng bảo vệ được trang bị thêm các công cụ hỗ trợ như súng bắn cao su, dùi cui điện… nhưng chưa được đồng ý. Hiện nay, bảo vệ của công ty chỉ dùng gậy cao su, nếu gặp phải bọn cướp có súng AK thì làm sao có thể chống lại được. Tiệm vàng của công ty trên phố Kim Liên được lập hàng rào thép ngăn cách với các khách hàng cũng rất an toàn, bên cạnh đó, công ty cũng đã gắn camera, kính chịu lực, chuông báo động… nhưng quan trọng nhất vẫn phải tăng cường sức mạnh cho lực lượng bảo vệ”.

Bà Nguyễn Thị Cúc – Phó tổng giám đốc PNJ: “Chúng tôi đã rất nhiều lần kiến nghị bằng văn bản xin cấp phương tiện phòng chống cho lực lượng bảo vệ nhưng không được chấp thuận. Chỉ cần trang bị cho lực lượng bảo vệ một loại công cụ nào đó không gây chết người, có thể làm tê liệt kẻ cướp, các tiệm vàng sẽ an toàn hơn. Nếu có thể, chúng tôi kiến nghị Bộ Công an cho phép được ký hợp đồng với lực lượng công an để lắp chuông báo động. Có thể lắp chuông báo tại các tiệm vàng kết nối với công an phường. Việc lắp chuông báo động rất dễ dàng, đầu tư lại không tốn kém, khi có sự cố, chuông báo động bí mật được bấm, công an phường nhanh chóng đến hỗ trợ”.

Bà Nguyễn Thị Cẩm Thanh, chủ tiệm vàng Kim Thanh (Q.8, TP.HCM): “Một cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ mà phải đảm bảo đầy đủ những điều kiện vật chất (lực lượng bảo vệ chuyên nghiệp, hệ thống báo động, camera…) sẽ gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy, điều này rất cần vì sẽ giúp bảo vệ tốt tính mạng, tài sản cho chính người kinh doanh. Còn việc chuyển sang dạng kinh doanh tập trung tại những khu vực quy định sẽ có những thuận lợi về an ninh, nhưng điều này cũng gây khó khăn cho người kinh doanh đã có khách hàng, quen địa điểm… Nếu được, nhà nước nên để người kinh doanh hoạt động theo địa bàn tự chọn, chỉ cần địa điểm phải này đảm bảo đầy đủ các điều kiện theo quy định là tốt nhất”.

Ông N.V.Bình (chủ hệ thống tiệm vàng ở TP.HCM và Biên Hòa): “Toàn bộ hệ thống tiệm vàng của tôi đều được trang bị camera có độ phân giải cao, kính chịu lực; đặc biệt do chỗ tôi kinh doanh cũng là nơi sinh hoạt nên lực lượng bảo vệ trực 24/24. Nhưng lực lượng của cửa hàng thì làm sao bằng công an được đào tạo chính quy, trang bị súng ống. Cho nên nếu hệ thống chuông báo tự động được kết nối với công an phường thì quá tuyệt. Nếu được nên cho phép chủ tiệm vàng mua roi điện trang bị cho bảo vệ và sẽ chịu mọi trách nhiệm về việc sử dụng roi điện đúng theo quy định, kể cả đưa bảo vệ của tiệm vàng đi học nghiệp vụ”.

Cuop tiem cam do- Nhóm thanh niên tay lăm lăm dao, súng, xông vào khống chế anh Huy và bảo “đưa tiền đây!”. Dứt lời, chúng chém tới tấp vào nạn nhân…

 

Ngày 21/2, nạn nhân của vụ án cuop tiem cam do trên là anh Nguyễn Quốc Huy (có biệt danh là Hiếu “nhom”, SN 1990, trú tại Tô Hiệu – Hải Phòng) vẫn đang được điều trị tại một bệnh viện ở Hà Nội.

Anh Tạ Văn Thắng (SN 1989, quê ở Hải Phòng), một trong những nhân chứng của vụ nổ súng, chém người dã man kể trên còn chưa hoàn hồn kể lại: Khoảng 18 giờ ngày 17/2, khoảng 7- 8 thanh niên đi trên 3-4 chiếc xe máy, cầm theo dao, kiếm và súng xông vào nhà số 85, Đình Đông – Lê Chân – Hải Phòng nổ súng, chém người dã man.
Cuop tiem cam do
Vết thương trên đầu nạn nhân bị cuop tiem cam do

Nhóm thanh niên bước vào nhà khống chế anh Huy và bảo “đưa tiền đây!”. Dứt lời, chúng chém tới tấp vào chân, đầu và người nạn nhân.

Lúc đó, anh Huy vẫn cố vùng vẫy, chạy thoát thân ra bãi đất đất trống phía sau ngôi nhà. Nhóm thanh niên tiếp tục nổ súng bắn vào ban thờ thần tài và bể cá cảnh đặt trong nhà.

Theo quan sát của anh Thắng, có 3 thanh niên cầm súng, một khẩu súng bắn đạn hoa cải, một súng colt, một khẩu súng ngắn dạng súng lục.

“Em nấp dưới gầm bàn, bị hai người cầm “đồ” chọc. May là em cầm ghế chắn ở dưới nên tránh được. Em thấy có mấy đứa bắn, 5 phút sau bọn nó bỏ đi. Em chạy ra tìm Huy thì thấy nó nằm gần như bất tỉnh, chỉ ú ớ, máu me rất nhiều, tay không còn sức bám vào em, chân lủng lẳng. Em vội đưa Huy vào Bệnh viện Việt Tiệp – Hải Phòng để cấp cứu…”, lời anh Thắng.

Được biết, ngôi nhà số 85 Đình Đông được anh Thắng và anh Nguyễn Quốc Huy cùng một số người bạn khác góp vốn, thuê làm cửa hàng để kinh doanh dịch vụ cầm đồ.

Theo quy ước riêng, anh Huy được cả nhóm giao trách nhiệm đứng tên là chủ cửa hàng cầm đồ này. Thời điểm xảy ra vụ án cuop tiem cam do, anh Huy đang ngồi ở chiếc bàn giao dịch ngay gần cửa ra vào, còn anh Thắng và ba người bạn khác cũng đứng gần đó.

Vì là cuối buổi chiều nên cả nhóm đang gom tiền hàng để kiểm đếm. Tổng số tiền kiểm đếm khi đó là khoảng hơn 200 triệu đồng đã bị nhóm thanh niên lấy đi.

Theo lời Thắng, anh này và nhóm bạn đã thuê cửa hàng làm dịch vụ cầm đồ được 5 tháng nay và không có xích mích, mâu thuẫn gì với bất cứ ai.

Hiện, cơ quan công an đang điều tra vụ việc.

Chỉ bằng những thủ thuật, vật dụng đơn giản của chúng, nhiều hành khách đã phải ngậm quả đắng vì tài sản không cánh mà bay khi đi xe bus Hà Nội.


Tưởng rằng, những tên “đạo chích” xe bus chỉ là những tay trộm vặt nhưng đằng sau chúng là cả một hệ thống hoạt động theo luật ngầm giống như các bang phái xã hội đen.

Bang hội theo tuyến

Tôi có cậu bạn học cùng thời phổ thông hiện nay mở hiệu cầm đồ ở khu vực phố Nhổn, huyện Từ Liêm (Hà Nội), gần trường ĐH Công nghiệp Hà Nội. Đây được gọi là “thủ phủ” của dân “đạo chích” chuyên hành nghề trên những chuyến xe bus. Mấy năm qua, ông chủ T, bạn tôi phất lên cũng nhờ những món đồ mua với giá bèo bọt của cánh móc túi này. Đáng lẽ đây là những câu chuyện mà T bảo “sống để bụng, chết mang theo” nhưng vì mấy ly rượu nhạt, T đã trải lòng với tôi những mánh khóe của dân móc túi hai ngón.

 

Xe bus Ha Noi
Hai kẻ móc túi (mũ đen, hướng chỉ mũi tên) tại điểm trung chuyển xe buýt Cầu Giấy (Hà Nội)

Nói chuyện với tôi, T cho biết: “Ở khu vực này có hai nhóm móc túi chuyên nghiệp hoạt động theo bang phái. Nhóm thứ nhất do thằng B. quê xã Tây Tựu, Từ Liêm, là đại ca chuyên hoạt động trên xe bus số 29 (Giáp Bát – Tây Tựu – Tân Lập) còn nhóm nữa là do thằng M. xoăn (Hà Tây cũ) cầm đầu chuyên “thầu” xe 32 (Giáp Bát – Nhổn). Ngoài ra còn những đạo chích lẻ tẻ, hoạt động một mình thì không đếm hết. Ông cứ ra bến chờ xe bus đối diện với cổng trường ĐH Công nghiệp Hà Nội mà xem, dân móc túi đứng đợi xe bus còn nhiều hơn sinh viên. Cứ thằng nào trời không nắng cũng đội mũ, mặc áo phông rộng, quần bò nhiều túi, trên tay thường cầm túi ni lông màu đen thì 80% là dân đạo chích. Thậm chí, nhiều nhóm còn thu nạp thêm cả con gái chuyên áp sát, móc túi những nữ hành khách mà ít bị nghi ngờ”.

T. còn cho biết, hai nhóm này tuy hoạt động giáp mặt nhau nhưng chưa bao giờ xảy ra va chạm. Bởi các tuyến xe bus, lãnh thổ di động đã được quy định từ trước nên không có chuyện “nước sông phạm nước giếng”. Mỗi nhóm khoảng từ 10 – 20 đứa. Khi ở bến đợi xe bus chúng không bao giờ nói chuyện, đứng gần nhau.

Thủ đoạn táo tợn

Hiện nay, nhiều người sững sờ về độ trắng trợn của dân đạo chích. Khi móc được ví, nhiều tên còn thản nhiên đứng tại chỗ đếm tiền rồi ném ví xuống đường. Thậm chí, khi đang móc đồ, bị phát hiện, tên móc túi còn đứng im nhìn chằm chằm nạn nhân mà không chịu bỏ chạy. Cũng có nhiều trường hợp vạ miệng, bị đánh hội đồng khi ai đó dám hò hét cảnh báo khi bọn móc túi đang “tác nghiệp”.

Nhiều nạn nhân sau khi xuống xe bus, giật mình khi túi đồ của mình bị rạch từ bao giờ. Nhiều khách hàng còn bị rạch túi quần mà không hề hay biết. Thực ra, ở trên người mỗi đạo chích đều được trang bị một chiếc dao được chế từ dao lam và một chiếc cán nhỏ. Bọn móc túi thiết kế cho chiếc mũi dao chỉ dài khoảng gần 0,5 cm. Bởi như thế khi rạch túi quần, dao chỉ vừa qua lớp vải chứ chưa thể chạm đến da nên nạn nhân rất khó phát hiện.

Theo T, tùy từng khu vực mà giới hai ngón lại có cách ngụy trang cho phù hợp. Ở các bến đợi xe gần các trường ĐH thì cách ăn mặc của cánh này giống như sinh viên, ở bến xe lớn thì chúng lại ăn mặc giống dân nhà quê đi làm ăn, còn đạo chích ở gần các trung tâm thương mại như bến đợi trước cổng BigC thì ăn mặc theo kiểu lịch sự. Khi một tên moi được ví, điện thoại ra khỏi người nạn nhân lập tức tên móc túi nhanh tay chuyển về phía đằng sau cho đồng bọn đứng gần đó. Và cứ như thế, những đồ ăn trộm ấy được chuyền đi chuyền lại đến người cuối cùng của nhóm.

Đã có nhiều trường hợp nạn nhân vừa mất đồ lại bị đánh. Khi nhìn thấy tận tay tên đạo chích thứ nhất móc điện thoại của mình, hô hoán lên để người khác giúp đỡ và đòi khám túi quần của tên đó. Tuy nhiên, chiếc điện thoại ấy đã bị tắt nguồn và chuyển cho đồng bọn.

Khi kiểm tra không có, chúng liền quay lại chửi mắng, đánh nạn nhân. Đây là chiêu vừa ăn cắp vừa la làng của những tên đạo chích mà nhiều nạn nhân nghĩ đến vẫn nổi da gà. Theo T, chỉ khi nào bắt được tận tay, day tận trán thì mới nên hô hoán mọi người giúp đỡ. Còn để cho thủ phạm chuyển về phía sau thì coi như là chịu mất. Càng thắc mắc càng bị đánh.

“Luật ngầm” của đạo chích

Được biết, cứ khoảng hơn một năm, thủ lĩnh các nhóm đạo chích lại “thay máu” cho bang phái một lần. Nghĩa là, những tên móc túi được xếp vào hạng lão làng… già cả sẽ bị sa thải để nhường chỗ cho lớp măng non. Bởi vì, những tên làm lâu năm đã thành sói rồi sẽ có các mánh kiếm ăn một mình và hay ăn mảnh.

Có nghĩa là chôm được đồ thường giữ một mình, không chia chác cho đồng đội. Đây là điều tối kỵ trong luật của giới đạo chích. Bởi khi các thành viên lấy được bao nhiêu đều phải nộp cho đại ca để chia chác. T cho biết, cũng có nhiều trường hợp, phát hiện ra đồng bọn móc được đồ mà không nộp cho thủ lĩnh, nhiều nhóm móc túi còn xảy ra xô xát ngay trước mặt nạn nhân vừa bị móc trộm.

Sinh viên B.V.T, khoa Cơ khí (ĐH Công Nghiệp Hà Nội) cho biết: “Dường như tất cả những bọn móc túi ở địa bàn Hà Nội đều nhẵn mặt nhau. Hôm trước, em đã từng chứng kiến, ở điểm chờ xe trước trường ĐH Công nghiệp Hà Nội còn xảy ra đánh nhau như phim chưởng. Sau đó mới biết, nhóm móc túi ở Nhổn đánh đội móc túi ở trên trạm trung chuyển xe buýt Cầu Giấy khiến đội này phải bỏ chạy”.

Nói chuyện với tôi, ông chủ cầm đồ T. cho biết, sau một ngày đi ăn hàng, buổi tối cứ đến hơn 10h, các đối tượng móc túi lại tập hợp ở các tiệm cầm đồ để nộp cho thủ lĩnh. Sau khi chia chác công bằng cho các thành viên, họ sẽ cùng nhau đi ăn chơi đập phá. Được biết mỗi ngày, bình quân nhóm của M. “xoăn” kiếm được khoảng trên dưới chục triệu đồng, còn ngày nào may mắn, cả nhóm có thể kiếm gấp 2 đến 3 lần.

Thủ lĩnh của các nhóm đạo chích là những tên giang hồ có số má, “mặt tiền án, trán tiền sự”. Thủ lĩnh chỉ có nhiệm vụ ngồi quán nước gần đó quan sát đàn em hoạt động, chỉ khi nào xảy ra sự cố như đàn em bị bắt tận tay hoặc có nhóm mới xâm phạm lãnh thổ thì đại ca mới phải ra mặt để tìm cách giải quyết.

Du dan ong vao nha nghi- Đang trốn nã, Tạ Thị Thanh Hương vẫn dụ đàn ông vào nhà nghỉ để ra tay…

 

Đêm 8-2-2012, một người đàn ông trung niên, tên H., trú tại huyện Thanh Trì, Hà Nội đến Công an trình báo về việc: Trưa cùng ngày, anh ta đưa cô bạn gái vào nhà nghỉ, hai người ăn nhậu xong thì người đàn ông lăn ra ngủ. Khi tỉnh dậy, người đàn ông thấy người đẹp đã “bốc hơi” cùng chiếc xe ô tô Ford Transit.

Công an quận Hoàng Mai, Hà Nội đã vào cuộc, điều tra, xác định hung thủ gây án là Tạ Thị Thanh Hương (SN 1979, có HKTT tại D3 Kim Giang, phường Kim Giang, quận Thanh Xuân, Hà Nội).

 

Đối tượng Tạ Thị Thanh Hương du dan ong vao nha nghi

 

 

Du dan ong vao nha nghi– 4g sáng 15-2, Hương bị tóm gọn khi đang ẩn náu ở nhà nghỉ Thiên An, thuộc địa bàn xã Vạn Điểm, huyện Thường Tín, Hà Nội.

Tại cơ quan điều tra, Hương khai nhận, cô ta quen anh H. cách đây khoảng sáu năm. Cách đây không lâu, Hương gặp lại anh H. và hai người nảy sinh tình cảm thân thiết.

Đến ngày 7-2-2012, Hương và anh H. rủ nhau đi Lạng Sơn chơi. Trưa ngày 8-2, hai người về đến Hà Nội, rủ nhau vào nhà nghỉ để “tâm sự”.

Trước khi vào nhà nghỉ, hai người đã mua rượu thịt mang vào phòng để nhậu. Đến khoảng 19g cùng ngày, sau khi Hương và anh H. đã uống hết 1,5 lít rượu thì người đàn ông đã lăn ra ngủ.

Thấy anh H. đã trúng “mỹ nhân kế” của mình, Hương lục soát lấy chìa khóa ô tô của anh H. đi xuống dưới và thuê một lái xe taxi (không quen biết) lái xe ô tô của anh H. ra Bến xe Nước Ngầm.

Du dan ong vao nha nghi– Tại đây, Hương tiếp tục thuê một người khác lái xe ô tô trên đến nhà của Nguyễn Đức Hưng (SN 1979, trú tại xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, Hà Nội). Thông qua mối quan hệ với Hưng, Hương đã vay của anh Phạm Đình Công (SN 1983, cũng trú tại xã Phùng Xá, Mỹ Đức) số tiền 30 triệu đồng, không phải chịu lãi suất trong vòng năm ngày.

Công đã yêu cầu Hương phải viết giấy vay tiền và “thế chấp” lại chiếc ô tô để làm tin và Hương đã thực hiện đúng yêu cầu. Khi có tiền, Hương tiếp tục phiêu bạt và ném tiền vào những canh bạc.

Quá trình điều tra, Công an quận Hoàng Mai làm rõ, Hương là kẻ đang trốn nã vì phạm tội trộm cắp tài sản. Hương cũng từng bị TAND quận Thanh Xuân xử 12 tháng tù nhưng cho hưởng án treo vì tội Trộm cắp tài sản.

Ngày 18-2-2012, Công quận Hoàng Mai, Hà Nội đang tạm giữ hình sự đối với Tạ Thị Thanh Hương để tiếp tục làm rõ hành vi phạm tội của cô ta.