Posts Tagged ‘Trum xa hoi’

Trum xa hoi- Trùm xã hội Bắc “chào sân” đẫm máu ở Sài thành

Luật bất thành văn, trước mặt đàn anh “có số”, chỉ cần một ánh mắt bất cẩn không thân thiện hoặc lời nói tỏ vẻ “chiếu trên”, kẻ bị “soi” khó toàn mạng trở về.

 

LTS: Liên tiếp nhiều năm qua, hàng loạt quán bar, vũ trường sai phạm tại TP.HCM đã bị Đoàn kiểm tra liên ngành văn hoá xã hội (814) xử phạt, kiến nghị thành phố rút giấy phép, những đường dây cung cấp ma tuý bị trinh sát hình sự triệt phá khiến dân chơi thác loạn không còn mặn mà tìm đến.

Tuy nhiên một tư tưởng “đen” về tên tuổi và số má trum xa hoi đã hình thành, bất chấp cái giá phải trả cho những lần đụng độ tại các điểm “bay đêm”.

Đêm cuối tuần tháng 2, đường phố Sài Gòn gần như không ngủ. Những nhóm thanh thiếu niên choai choai chở “tình yêu” đi bụi thỉnh thoảng lại đá số, nẹt pô huyên náo một quãng đường.

Phía ngã tư Tôn Thất Thiệp – Tôn Thất Đạm, phường Bến Nghé, từng đợt taxi trờ tới chở đủ các loại thành phần từ cậu ấm cô chiêu, đại gia mới lên, giang hồ “có số” đi tìm “bãi đáp”.

Sau cánh cửa 030- XClub, thế giới về đêm là da thịt và rượu mạnh, thoáng chốc lại lả lơi bởi những thăng hoa đặc quánh đèn màu.

Đèn màu và… máu

Khoảng 23h, bà Tường V. (SN 1979, ngụ quận Tân Bình) cùng 20 người là bạn bè và gia đình bước vào bar.

Sau khi xếp bàn, mở rượu theo yêu cầu cho nhóm khách của gia đình và V., phục vụ bar không quên dõi mắt để ý sang bàn bên cạnh, nơi các thanh niên xăm trổ vằn vện để kính cẩn cúi chào.

Nguyên nhân đơn giản, phía trong nhóm khách ấy có sự hiện diện của Thái “côn”. Tuy chỉ mới 28 tuổi nhưng gã thanh niên gốc Bắc này luôn được đàn em tận tâm cung phụng, dấu hiệu cho thấy một “số má” đang lên trong giới giang hồ.

Cuộc rượu chưa được bao lâu thì một số người trong gia đình bà V. có vô tình lấn sang và đụng chạm với người của nhóm Thái ”côn”. Thấy phía Thái “côn” đa phần là thanh niên, lại nhìn về phía bàn mình bằng những ánh mắt lờ đờ, khát máu, ông Phạm Anh Tuấn (SN 1976, ngụ quận 1), bạn đi chung nhóm với bà V. chủ động bước sang “hoà giải”. Sự cố được giải quyết êm xuôi.

Tuy nhiên, chưa đầy nửa tiếng sau, do chật chội, người trong nhóm bà V. lại tiếp tục đụng chạm với nhóm của Thái “côn”. Lần này, hai bên to tiếng chửi nhau và nhóm của Thái “côn” dùng ly rượu phang về phía bàn gia đình bà V. dằn mặt. Tỏ ra không vừa, ông Tuấn và những người còn lại cũng cầm chai vụt sang đáp trả.

Hơn chục bảo vệ của 030XClub biết tình hình đã căng thẳng nên lao vào can ngăn và mời 2 nhóm khách ra ngoài. Không thể “mất mặt” với đàn em “chiếu dưới’, nên đi đến cổng quán bar, Thái “côn” và đồng bọn đứng chờ đối phương ra hòng thanh toán.

Thấy ông Tuấn bước ra, Thái “côn” tiếp tục sấn đến gây sự đồng thời rút khẩu súng rulo nòng ngắn (loại 5 viên đạn- PV) trong người ra chĩa ngang cổ ông này nã đạn. Do cự ly gần, viên đạn đi xuyên cổ khiến nạn nhân đổ gục.

Gây án xong, trum xa hoi Thái “côn’ cùng đồng bọn lên taxi về nhà của đàn em mình là Cao Chu Hải (SN 1988) và thu dọn đồ tẩu thoát ngay sau đó. Ông Tuấn cũng được người thân đưa vào bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu trong tình trạng thủng thực quản, vỡ thành trước đốt sống cổ, 2 ngày sau mới qua cơn nguy kịch.

Sau khi tung trinh sát vào cuộc, Công an TP.HCM xác định Thái “côn” đang dính 1 lệnh truy nã về tội “Gây rối trật tự công cộng” ở Hà Nội nên phải dạt vào Sài Gòn “tránh nạn”. Lần này, để “lấy số” trước đàn em, gã giang hồ mới nổi không ngại gây án bằng hàng nóng và gánh thêm một lệnh truy nã “Giết người”.

Địa vị giang hồ

Không khó để dư luận đặt câu hỏi, vì sao hàng loạt vụ thanh toán, dằn mặt bằng hàng nóng lại xảy ra tại các quán bar, vũ trường trong suốt thời gian dài trên địa bàn TP.HCM mà không chấm dứt hẳn khiến cơ quan cảnh sát điều tra phải đổ bao công sức xác minh, phá án.

Cho đến thời điểm hiện tại, con số về các vụ giang hồ thanh toán nhau ở những địa điểm này ngày càng nhiều.

Giang hồ Bắc "chào sân" đẫm máu ở Sài thành, An ninh - Hình sự, giang ho, vu an, an mang, sung, an mang, trong an, bao, bao cong an, bao an ninh

Trum xa hoi– 2 sát thủ gây ra vụ giết người tàn khốc tại bar Đông Kinh, quận 5.

Những dân chơi thường xuyên đi các bar ở TP.HCM có thể nhận thấy rằng, khoảng thời gian từ năm 2008, tình hình an ninh trật tự tại những nơi này đã dần đi vào quỹ đạo khá ổn định.

Một số quán bar “nổi tiếng” khác do bị trinh sát hình sự chặt đứt các đường dây cung cấp thuốc lắc từ Campuchia chuyển về nên dân chơi đổ về ngày càng ít và trở nên ế ẩm.

Tuy nhiên, vẫn không loại trừ những nguy cơ bạo lực luôn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, điển hình vừa qua là vụ Thái “côn”, một giang hồ mới chỉ hàng “cóc ké” vì mâu thuẫn va chạm khi nhún nhảy đã sẵn sàng rút “hàng nóng” thị uy trước mặt đàn em không cần biết đến sự tồn tại của nhiều “anh lớn” đang có mặt.

Luật bất thành văn, hiện trong thế giới ngầm, đã hình thành một tư tưởng rõ rệt về địa vị giang hồ. M. “đại bàng”, một đàn anh đã gác kiếm sau nhiều lần lãnh từ 3-8 “cuốn” (lịch đốc- PV) ở trại giam Z30A cho biết: “Trong thế giới ngầm, đàn em vì nể “tên tuổi” và “số má” (vị trí trong giới giang hồ- PV) của đàn anh mà tìm đến kết giao. Ngược lại, đàn anh đã có “tên tuổi” thì phải tạo dựng “số má” ngày một lớn sau đó đứng ra dẫn dắt, bảo bọc đàn em”.

Một mối quan hệ không sinh thành dưỡng dục, không ơn nghĩa cao dày nhưng sẵn sàng gây án, đổ máu vì nhau để khẳng định sức mạnh của địa vị giang hồ. Thứ quy luật “đen” này theo thời gian khiến không ít tên tuổi lẫy lừng dao kiếm phải trả giá tàn khốc, nhẹ thì trọng thương, nặng thì mất mạng. Nhưng những lứa giang hồ sau dù biết vậy, hầu hết vẫn tiếp tục gục trên vết xe đổ chỉ vì khao khát “ngoi lên”.

Cách đây không lâu, công an TP.HCM cũng đã tạm giữ hình sự 2 nghi can là Dương Văn Chương (28 tuổi, ngụ quận 4) và Nguyễn Bảo Quốc (34 tuổi, quận 6) để điều tra hành vi “giết người” sau một cuộc thanh toán đẫm máu tại quán bar.

Theo cơ quan cảnh sát điều tra, sau khi cùng một băng nhóm hơn chục thanh niên ngồi nhậu trên đường Nguyễn Tri Phương, Quốc tiếp tục dẫn đàn em của mình vào bar Đông Kinh trên đường Trần Tuấn Khải (quận 5) để tiếp tục cuộc chơi.

Tại đây, trong lúc nhún nhảy, Chương vô tình đạp vào chân của Lê Quang Tuấn (tự bé Ken, 35 tuổi, ngụ quận 10) đang ngồi bàn bên cạnh.

Tức giận, Tuấn to tiếng cảnh cáo Chương: “Ra về biết tay tao”. Khoảng 3h sáng, 2 nhóm đứng dậy ra về thì Tuấn và bạn lao vào tấn công Chương. Thấy đàn em “gặp nạn”, Quốc cũng rút dao thủ sẵn trong người lao vào đâm liên tiếp 4 nhát khiến Tuấn gục chết trên vũng máu.

Gây án xong, cả 2 “huynh đệ” giang hồ rủ nhau “vù” sang Campuchia tẩu thoát nhưng bị trinh sát hình sự phát hiện vận động quay về ra đầu thú.

Kỳ tới: Những cuộc tiễn đưa tối màu ở thiên đường “bay đêm”

Trum xa hoi- Những người thân của “ông trùm xã hội đen” ngày xưa đến nay cũng đã quên đi quá khứ để sống tiếp cuộc đời mình.

 

Đã 16 năm, kể từ ngày  ông trum xa hoi Khánh “trắng” bị bắt và xét xử. Những người đã từng gắn bó số phận hoặc lợi ích với “ông trùm” đến nay cũng có nhiều thay đổi. Những oán hận mà Khánh “trắng” gây ra có những điều được hóa giải nhưng cũng không ít người vẫn chưa một ngày nào quên. Những người thân của “ông trùm” ngày xưa đến nay cũng đã quên đi quá khứ để sống tiếp cuộc đời mình. Trong số những đàn em thân tín của Khánh “trắng” phần lớn đã phải chịu sự trừng phạt của pháp luật, sau đó đã tỉnh ngộ và trở về với nẻo thiện nhưng cũng có những kẻ trượt dài trong thứ “hào quang” của “thế giới bóng đêm”. Đặc biệt, trong những người thân cận của “ông trùm” ngày xưa giờ đã có người sang đến bên kia con dốc cuộc đời nên đã quyết định “kể một lần hết sự thật để làm gương cho những người khác”.

Trum xa hoi

Trum xa hoi Khánh “trắng”

Kỳ 1: “Phó tướng” một thời nay bán hoa quả và ngẫm chuyện đời

Nghiệp đoàn bốc xếp của Khánh “trắng” ngày ấy có đến vài trăm “quân”. Nhưng những “quân” thân cận, “vào sinh ra tử” của Khánh thì tính được trong hai bàn tay. Trong số đó, những cái tên như T “con”, Đ “chính ủy”, T “săm”, S “lùn”… là nổi hơn cả. Sau khi bị triệt phá, Khánh “trắng” bị xử tử hình, T “con” bị phạt 8 năm tù, Đ “chính ủy”, T “săm”, S “lùn” nhận mức án tù 8 đến 15 năm. Đến nay, họ đã ra tù được khá lâu, có người đã biết tỉnh ngộ làm lại cuộc đời, người thì phiêu bạt nhiều nơi…

Dùng tình để mưu đồ nghiệp lớn

Chuyện T “con” được Khánh “trắng” trọng dụng và cho làm “phó tướng” của nghiệp đoàn thì ai cũng biết. Thế nhưng, chuyện T “con” giúp Khánh “trắng” mưu đồ “nghiệp lớn” thì không phải ai cũng biết. T “con” kém Khánh “trắng” 11 tuổi nhưng nổi danh trong chốn giang hồ trước Khánh và “có tiếng” ở “quân khu ngoài bãi” (Khu vực bãi Phúc Xá, ngoài đê sông Hồng, nay thuộc quận Ba Đình, Hà Nội). Nhà T “con” đông anh em, nghèo vào bậc nhất khu bãi ngày ấy. Chỉ vì tranh nhau “đất sống” mà T “con” đánh người khác và bị đi tù 3 năm vì tội “Cố ý gây thương tích”. Lúc T “con” phải vào tù là thời điểm gia cảnh bi đát vô cùng. Vợ T “con” bỏ đi, bỏ lại hai đứa con cho mẹ già nuôi. T “con” hận và thề rằng sẽ chém đứa nào dám tranh miếng ăn của mẹ và con mình… Trong lúc khốn khó, bế tắc thì T “con” được Khánh “trắng” vào trại thăm.

T “con” kể: “Tôi và anh Khánh trước đó không quen nhau. Khi được cán bộ trại giam báo tin có người nhà vào thăm, tôi tưởng mẹ hoặc mấy đứa em. Quả thật, ngày đó, tôi cũng có nghe cái tên Khánh “trắng” chứ không “nạp” vào đầu, không tìm hiểu xem con người này như thế nào? Anh Khánh vào thăm, chuyển lời của mẹ, của con, của em… Tôi xúc động nhưng cũng thấy lạ. Cứ hàng tháng, anh Khánh lại đạp xe từ Ba Đình xuống trại ở Thường Tín thăm tôi. Lần nào đến cũng có quà, khi thì gói bánh, khi thì túi trái cây và chẳng lần nào là không có vài ba lạng thịt lợn bạc nhạc gì đó. Anh ấy động viên tôi cố gắng cải tạo tốt để ra tù thì cùng nhau lập nghiệp. Anh ấy cũng thường xuyên đến thăm mẹ, em và con tôi làm tôi rất cảm động… Từ đó tôi đã giúp anh Khánh”.

Tôi thắc mắc: “Anh ở tù, làm sao giúp Khánh “trắng” lập “nghiệp” được?”. T “con” cười mà rằng: “Cô không là người trong giang hồ nên không hiểu đấy thôi. Ngày đó, tôi cũng có “số” ở khu chợ Long Biên, Gầm cầu, chợ Đồng Xuân đấy. Nghe tên tôi, một số giang hồ tiểu tốt, mới vào nghề cũng sợ ra trò. Anh Khánh đặt vấn đề, cái uy của tôi lớn, lấy tên tôi để thành lập đội bốc xếp, thế mới gom được những tay đạp xích lô bướng bỉnh, những thằng choai choai vào làm bốc xếp… Có tiếng nói của tôi, đàn em nghe và theo anh Khánh răm rắp. Khi đó tôi thấy vui vì đã trả một phần tình nghĩa mà anh Khánh dành cho tôi, gia đình tôi trong lúc khó khăn. Phần lớn anh em trong giang hồ của tôi đều về “đầu quân” ở nghiệp đoàn bốc xếp của anh Khánh. Khi tôi ra tù, người đón tôi ở cửa trại, cho tôi công việc ổn định cũng là anh Khánh”.

“Oanh liệt” một thời mà không “dọa” được con

T “con” thừa nhận: “Sau hai lần vào tù rồi được ra, nhờ người vợ đảm, tôi đã rửa tay gác kiếm giang hồ nhưng thỉnh thoảng vẫn gặp lại anh em ngày xưa dưới trướng anh Khánh. Quả thực, bây giờ mỗi người mỗi ngả, gặp nhau cười là vui thôi chứ chẳng ai khuyên răn được điều gì. Có đứa vào tù ra tội liên tục, vẫn dấn thân vào giang hồ. Đứa thì bỏ đi làm lại cuộc đời ở đâu đó mà chẳng tin tức gì. Đứa thì vẫn làm nghề cũ, chở hàng thuê để đắp đổi, kiếm sống qua ngày…” Tôi hỏi: “Thế anh có liên lạc với vợ, con “ân nhân” của mình không?”. Trầm ngâm khá lâu, T “con” trải lòng: “Với người khác, anh Khánh là tên tội phạm, với tôi, anh ấy là ân nhân. Từ khi tôi được tự do, lúc khó khăn cũng như lúc làm ăn được, tôi luôn quan tâm, giúp đỡ vợ con anh ấy. Tôi và một số bạn bè cùng vợ anh ấy làm lễ cải táng, đưa anh ấy về yên nghỉ ở quê. Vợ anh Khánh là một người phụ nữ giỏi chịu đựng. Sau khi anh Khánh bị bắt, có quá nhiều bất lợi, khó khăn nhưng chị vẫn vững vàng, lo lắng, nuôi con học, biết lễ phép, vâng dạ có việc làm ổn định… Tôi thấy phục chị ấy vô cùng. Dù sao thì bây giờ mọi chuyện đã qua, nghĩa tử là nghĩa tận nên cứ ngày giỗ của anh Khánh, ai trong đám đàn em cũ nhớ thì tự động đến thắp hương, đem rượu đến mời anh Khánh uống cùng một vài chén, chia sẻ với vợ con anh ấy… Rồi lại mỗi đứa một phương”.

Khi tôi hỏi về cuộc sống hiện nay của những đàn em khác của Khánh “trắng” như Đ “chính ủy”, S “lùn”, T “săm”, T.Đ.D, V.Q.D, P.G.C, T.V.T, T “trố”… thì T “con” cho biết: “Đám đàn em của Khánh, đứa tù có thời hạn nhiều nhất là 18 năm, cũng được ra rồi. Tôi ra tù từ năm 2002, có điều kiện đi thăm và giúp đỡ nhiều anh em. Đ “chính ủy” có thời gian nát rượu lắm, khuyên mãi không được, lâu rồi tôi cũng không gặp nữa. Nghĩ thấy khổ cho vợ và con hắn. S “lùn” thì buồn hơn, có hai thằng con trai thì hỏng đến… 1,8 đứa rồi. Tôi cũng nhiều lần giúp S “lùn” dọa nạt hai thằng trời đánh ấy nhưng nó không sợ. Thương vợ S “lùn”, người đàn bà này tần tảo lắm…”

Chọn nẻo thiện đi về

Một tay anh chị tên T ở khu bãi sông cho biết: T “con” bây giờ ngoan như “cún con” ấy mà. Già rồi, nho nhe bọn trẻ con “đập” chết. Bây giờ sống bằng nghề buôn bán hoa quả, cũng “kiếm được” nhưng vất vả”. Giang hồ dọc ngang một thời mà được giang hồ trẻ “khen” ngoan như “cún con”, quả thực là có sự chuyển biến quá rõ nét trong con người của T “con”.

T “con” kể: “Thời khốn khó đã qua, hiện hai vợ chồng tôi là chủ đại lý quả nhập ngoại rất đa dạng về chủng loại quả và xuất xứ. Lúc nào cũng đảm bảo việc làm cho 30 – 40 nhân viên là bốc vác, chở hàng, kiểm hàng, giao hàng… Lương của công nhân từ 3-5 triệu tùy vị trí công việc. Công nhân là con những gia đình nghèo, khó nên họ chăm chỉ và biết việc lắm”. Tôi hỏi: “Nghề buôn quả khó hơn làm “anh chị” không? T “con” trả lời: “Cô cứ hỏi khó tôi. Tôi đã đoạn tuyệt với giang hồ rồi nên không so sánh hơn thiệt. Lúc trong giang hồ, tôi cũng học được nhiều đấy chứ. Bây giờ làm kinh doanh, tôi cũng học được kha khá cái cách ứng xử với người, với đời. Tôi có được ngày hôm nay là nhờ vợ, mẹ và 2 đứa con của vợ trước”. Tôi cười hỏi rằng: “Anh có tâng vợ mình lên quá không đấy?”. T “con” thành thật: Không đâu, vợ cứu cuộc đời tôi, gia đình tôi. Cô ấy đã chịu quá nhiều thiệt thòi, ấm ức rồi nên bây giờ tôi không dám làm gì để cô ấy buồn nữa. Chị xem, tôi vừa ra tù lần một, gặp cô ấy là một tân sinh viên của hai trường đại học, con nhà gia giáo ở đất Hà thành, lại xinh đẹp nữa. Lúc đầu, tôi cứ tưởng cô ấy đùa vì cho rằng như cô ấy, tôi chỉ là cặn bã của xã hội mà thôi. Không ngờ sự ngang tàng, vớ vẩn của tôi lại mê hoặc cô ấy. Cô ấy vượt qua tất cả rào cản để đến với tôi như một cái duyên tiền định từ kiếp trước vậy. Cô ấy tháo vát , cam chịu, nuôi hai con riêng của tôi và con chung của chúng tôi, chăm mẹ tôi lúc tôi ở tù lần hai. Tất cả đều chu đáo… Còn gì hơn nữa, nẻo thiện là lối về đương nhiên của tôi rồi còn gì nữa”.

“Cùng với anh, có bao nhiêu anh em cùng là đàn em của trum xa hoi Khánh “trắng” một thời đã đi đúng và gây dựng lại gia đình từ nẻo thiện?”. T “con” trầm ngâm: “Không nhiều. Mỗi đứa có hoàn cảnh éo le riêng. Có đứa vì gia đình mà lại vào tù tiếp rồi…”

(Còn tiếp)